Cách Tự Học Piano Cơ Bản Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Tin tức 449 lượt xem

Tự học đàn Piano không phải là một công việc dễ dàng. Bạn có thể gặp rất nhiều khó khăn khác nhau khi không có giáo viên hướng dẫn. Vì vậy, những Cách tự học Piano cơ bản tại nhà hiệu quả nhất dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn.

Contents

Kinh nghiệm tự học đàn Piano

Để việc tự học đàn Piano nhanh nhất và hiệu quả nhất thì bạn nên thực hiện theo các bước được tổng hợp dưới đây.

Chọn mua loại đàn Piano phù hợp

Để bắt đầu học chơi loại nhạc cụ bất kỳ, việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần phải quan tâm là chọn mua loại nhạc cụ phù hợp với bản thân.

chọn mua đàn piano phù hợp

Bạn có thể chọn đàn Piano cơ hay đàn Piano điện phụ thuộc vào sở thích, tính tiện lợi hay điều kiện kinh tế.

Đàn Piano cơ có âm thanh và giai điệu chân thực, hoàn hảo đến mức Piano điện không thể bắt chước.

Tuy nhiên, đàn Piano cơ có giá cao, đa số có mức giá từ 50 triệu trở lên. Đàn Piano điện có các kích cỡ khác nhau và mức giá rẻ hơn nhiều.

Đàn Piano điện thiết kế kiểu dáng nhỏ gọn linh hoạt hơn Piano cơ và không phải thường xuyên lên dây như đàn Piano cơ.

Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trong việc chọn mua đàn Piano cơ hay đàn Piano điện để quá trình tập dễ dàng hơn.

Trang bị kiến thức thức chơi đàn Piano

Bạn cần nắm vững những kiến thức nhạc lý Piano để có nền tảng cơ bản, cần thiết phục vụ quá trình tập luyện nâng cao. Bạn cần phải nắm được các thông tin của nhạc cụ bao gồm:

Bàn phím: thông thường đàn Piano gồm 88 phím trắng và phím đen. Phím trắng là những phím nhạc tự nhiên, phím đen là phím hoá thể hiện các nốt đặc biệt như thăng (#) và giáng (b). Phím đen của đàn Piano được chia làm nhóm 2 phím và nhóm 3 phím.

Hợp âm: Hợp âm thường được kết hợp bởi 3 nốt được gọi là triads, 4 nốt được gọi là tetrads, 5 nốt được gọi là pentads và 6 nốt là hexads.

Hợp âm cơ bản: Đàn Piano có 14 hợp âm cơ bản, gồm 7 hợp âm trưởng, được ký hiệu là C D E F G A B và 7 hợp âm thứ là Cm Dm Em Fm Gm Am Bm.

Tìm hiểu các nốt nhạc

Biết vị trí các nốt nhạc trên phím đàn Piano và ghi nhớ nhanh chóng giúp cho các ngón tay của bạn di chuyển trên phím đàn một cách thuần thục. Từ đó, dễ dàng tạo các bản nhạc hay, đúng nhịp điệu.

Trên phím Piano gồm 7 nốt nhạc cơ bản là A B C D E F G tương ứng với các nốt La Si Đồ Rê Mi Fa Sol. Kiến thức nhạc lý cơ bản này vô cùng quan trọng đối với bất cứ người chơi Piano nào. Bạn có thể luyện ngón tay để ghi nhớ phím bằng bộ âm cơ bản là Do – Re – Mi – Fa – Sol – La – Si – Do.

Vị trí đặt ngón tay trên phím Piano 

Cách đi các ngón tay trên phím đàn Piano là một trong những bài học cơ bản đầu tiên khi bạn học đàn Piano tại trung tâm hoặc tự học tại nhà. Vị trí nốt nhạc được đánh số thứ tự từ 1 đến 5 tính từ ngón cái đến ngón út tương ứng với C (Đồ) – D (Rê) – E (Mi) – F (Fa) – G (Sol).

Vị trí đặt ngón tay Piano

Khi bạn đã nằm lòng vị trí các nốt nhạc, ngón tay sẽ di chuyển nhanh, linh hoạt và không gặp khó khăn để đánh bản nhạc.

Học các hợp âm cơ bản

Các hợp âm được tạo bởi 3 nốt nhạc trở lên cùng vang lên 1 lúc. Hợp âm có nhiều quãng khác nhau, phổ biến nhất là quãng 2 hoặc quãng 3. Các hợp âm được tạo ra để làm nền cho các nốt chủ âm. Các hợp âm cơ bản gồm:

Hợp âm trường: 

Đô trưởng (kí hiệu là C): Đô – Mi – Sol

Rê trưởng (kí hiệu là D): Rê – Fa# – La

Mi trưởng (kí hiệu là E): Mi – Sol# – Si

Fa trưởng (kí hiệu là F): Fa- La – Đô

Sol trưởng (kí hiệu là G): Sol – Si – Rê

La trưởng (kí hiệu là A): La – Đô# – Mi

Hợp âm thứ:

Đô thứ (kí hiệu là Cm): Đô – Mi (b) – Sol

Rê thứ (kí hiệu là Dm): Rê – Fa – La

Mi thứ (kí hiệu là Em): Mi – Sol – Si

Fa thứ (kí hiệu là Fm): Fa – La (b) – Đô

Sol thứ (kí hiệu là Gm): Sol – Si(b) – Đô

La thứ (kí hiệu là Am): La – Đô – Mi

Tự học chơi Piano những bản nhạc đơn giản

Tự học Piano buộc bạn phải có lòng kiên trì và sự quyết tâm cao độ để đạt kết quả. Tương tự các loại nhạc cụ khác, bạn cần tập đánh các bản nhạc từ dễ đến khó.

Bạn có thể xem các clip dạy đánh chơi đàn Piano những bản nhạc dễ. Khi làm quen dần, bạn sẽ thấy ngón tay di chuyển với tốc độ ngày càng nhanh hơn, việc ghi nhớ các nốt nhạc càng lúc càng trở nên đơn giản. Sau khi thuần thục, bạn có thể dần nâng độ khó lên.

Thực hành thường xuyên

Tự học Piano là một quá trình lâu dài, không phải ngày một, ngày hai thì bạn sẽ thành tài. Vì thế, việc luyện tập thường xuyên là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, khi luyện tập chơi đàn Piano, bạn sẽ có những phút giây thư giãn cùng âm nhạc. Thậm chí, bạn có thể sáng tạo ra những giai điệu mới.

Những sai lầm khi tự học đàn Piano

Việc tự học đàn Piano có thể gặp khó khăn khi bạn mắc phải những thói quen sai lầm dưới đây.

Ngồi sai tư thế

Tư thế ngồi chơi đàn Piano phải được đặc biệt chú ý. Nếu ngồi quá cao hay quá thấp để đánh đàn trong một thời gian dài, lưng và vai của bạn có thể bị đau và tê cứng.

Vì thế, trước khi chơi đàn Piano, bạn nên điều chỉnh tư thế ngồi cho phù hợp. Bạn cần giữ hai bàn chân đặt song song với nhau trên mặt đất. Chú ý tư thế ngồi thật thoải mái và giữ lưng thẳng đứng.

Bạn có thể tưởng tượng mình đang cân bằng một quyển sách trên đầu. Giữ 2 cánh tay song song với sàn nhà với một khoảng cách phù hợp. Như vậy, bạn không cần phải nghiêng người về trước hay nâng vai lên để đánh đàn Piano.

Luyện tập cường độ cao

Một số người khi bắt đầu bộ môn này thường đặt nhiều tâm huyết, nhiệt tình trong mỗi lần tập. Tuy nhiên, đó không phải là cách hay đối với học đàn Piano.

thời gian luyện tập piano

Khi đánh đàn, bạn cần sử dụng phối hợp nhiều ngón tay di chuyển liên tục. Việc tập luyện cường độ cao sẽ khiến tay của bạn vô cùng nhức, mỏi.

Chính vì vậy, bạn chỉ nên thực hành khoảng 10 phút mỗi ngày khi mới bắt đầu. Khi cơ bắp đã bắt đầu thích nghi với chuyển động, bạn có thể tăng dần thời gian, cường độ đánh đàn.

Thời gian tập đánh đàn Piano của người lớn cũng chỉ nên giới hạn trong 30 – 40 phút. Đối với trẻ em, thời gian đánh đàn chỉ cần từ 10 – 15 phút sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Không thiết lập thời gian biểu hợp lý

Nếu bạn muốn trở thành một người chơi đàn Piano thành thục, bạn cần luyện đánh đàn trở thành thói quen và luyện trong thời gian biểu nhất định.

Khi bạn cho phép bản thân nghỉ ngơi 1 ngày hoặc 1 vài ngày và tập luyện lại, bạn có thể sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và khó di chuyển các ngón tay trên phím đàn. Bạn chỉ cần dành khoảng 10 phút mỗi ngày để duy trì tập luyện.

Sử dụng sai ngón tay

Người tập đàn Piano thường khó nhận ra sai lầm khi đặt vị trí của các ngón tay đánh đàn. Đây là thói quen rất khó sửa nên bạn cần chú ý trong những buổi tập đầu tiên.

Việc điều chỉnh vị trí đặt các ngón tay trên phím đàn một cách chính xác có thể khiến bạn mất nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần. Tuy nhiên, sau khi ngón tay đã quen với phím nhạc, bạn sẽ đánh chính xác và dễ dàng theo các video hướng dẫn.

Đặt đàn Piano xa tầm nhìn

Nếu bạn đặt đàn Piano ở nơi mà bạn ít đến, ít nhìn thấy, bạn càng ít xu hướng luyện tập đánh đàn. Vì thế, bạn nên đặt đàn Piano trong tầm nhìn. Nhìn thấy đàn Piano thường xuyên khiến cho bạn bị thu hút và ngồi vào đàn chơi nhạc để thư giãn.

Giáo trình tự học Piano cơ bản

Giáo trình dạy đàn Piano là công cụ cần thiết phục vụ quá trình tự học của bạn. Bạn có thể chọn các bản giáo trình tự học Piano trong 10 ngày hay 30 ngày tự học đàn Piano PDF.

Tuy nhiên, những bản giáo trình ngắn ngày thường không cung cấp đủ thông tin hoặc không phù hợp với người học. Bạn nên chọn và kết hợp những giáo trình khác nhau để có cách học đàn Piano nhanh nhất.

Trên đây là các chia sẻ kinh nghiệm cách tự học Piano tại nhà hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tự học Piano hiệu quả và tiết kiệm học phí học đàn Piano.